CHÌA KHÓA GIÚP HẠ VÀ ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG

Bệnh tiểu đường( đái tháo đường) là nhóm bệnh lý nội khoa, do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu cao. Dự tính đến năm 2030, cả thế giới sẽ có hơn 500 triệu người mắc đái tháo đường.

Định nghĩa bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh gì?

Bệnh tiểu đường, theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính rất phổ biến.

Mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu quá cao do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề về: mắt, thận, thần kinh và tim.

Phân loại

Bạn bị tiểu đường (đái tháo đường) loại nào?

Bệnh tiểu đường có ba loại chính, đó là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2, bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là chứng rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tuyến tụy thay vì các yếu tố bên ngoài. Điều này sẽ gây ra sự thiếu hụt insulin và tăng lượng đường huyết.

Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 1, các triệu chứng sẽ xuất hiện rất sớm và ở độ tuổi khá trẻ, thường là ở trẻ nhỏ hay tuổi vị thành niên.

Chưa xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường tuýp 1. Các bác sĩ cho rằng bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể là do nguyên nhân kết hợp của di truyền và các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, bạn có thể có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường tuýp 1 nếu:

  • Mẹ hoặc anh chị em bị bệnh.
  • Tiếp xúc với một số virus gây bệnh.
  • Sự hiện diện của kháng thể bệnh tiểu đường.
  • Thiếu vitamin D, sớm sử dụng sữa bò hoặc sữa bột có nguồn gốc từ sữa bò, và ăn các loại ngũ cốc trước 4 tháng tuổi.
  • Các nước như Phần Lan và Thụy Điển, có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 khá cao.

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 còn gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin (NIDDM); Là loại tiểu đường phổ biến nhất, chiếm 90% đến 95% tổng số bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Bệnh có thể xuất hiện ở hầu hết ở tất cả các độ tuổi. Bạn có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 mà bạn hoàn toàn không biết.

Khi mắc tiểu đường tuýp 2, các tế bào của bạn trở nên đề kháng với insulin, và tuyến tụy không thể tạo ra đủ lượng insulin để vượt qua sự đề kháng này. Thay vì di chuyển vào các tế bào để tạo ra năng lượng, đường sẽ tích tụ lại trong máu của bạn.

Không xác định được chính xác lý do tại sao, tuy nhiên các bác sĩ tin rằng yếu tố di truyền và môi trường có liên quan đến sự phát triển của bệnh.

Các loại khác

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một loại tiểu đường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Bệnh này có thể gây ra các vấn đề cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh nếu không được điều trị. Tuy nhiên,bệnh tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi chuyển dạ.

Các loại tiểu đường khác thì ít gặp hơn, nguyên nhân có thể đến từ hội chứng di truyền, phẫu thuật, thuốc, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng hoặc khi mắc các bệnh khác.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường) tuýp 1, tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ

Quá trình chuyển hóa glucose

Trong trường hợp bạn biếng ăn dẫn đến lượng glucose trong máu quá thấp, gan của bạn sẽ ly giải những phân tử glycogen thành glucose và cân bằng lại lượng đường trong máu. Máu hấp thụ glucose và cung cấp cho các tế bào trong cơ thể.

Tuy nhiên, các tế bào này phải có sự hỗ trợ của hormone insulin (được sản xuất bởi tuyến tụy). Sự có mặt của insulin cho phép glucose được hấp thu vào các tế bào làm giảm nồng độ glucose trong máu. Sau đó, khi đường huyết của bạn đã giảm, tuyến tụy cũng sẽ giảm sản xuất insulin.

Bất kỳ sự bất thường nào xảy ra trong quá trình trao đổi chất này đều có thể làm cho glucose không thể đi vào các tế bào và cung cấp năng lượng. Kết quả là lượng đường vẫn còn trong máu. Sự mất cân bằng này được gọi là tăng đường huyết.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1

Nguyên nhân chính xác gây bệnh tiểu đường tuýp 1 không rõ. Theo các chuyên gia, nguyên nhân tiểu đường có thể là do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin của bạn trong tuyến tụy. Điều này khiến bạn có ít hoặc không có insulin. Lúc này, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong máu, gây ra bệnh.

Bệnh được cho là do tính di truyền và yếu tố môi trường gây ra. Mặc dù các yếu tố chính xác gây bệnh vẫn chưa rõ.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 và tiền tiểu đường

Ở những người bị tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2; các tế bào trở nên đề kháng với hoạt động của insulin và tuyến tụy không thể tạo đủ insulin để vượt qua sự đề kháng này. Lúc này, đường sẽ không thể đến các tế bào trong cơ thể mà tích tụ trong máu.

Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ, mặc dù nhiều người tin rằng yếu tố di truyền và môi trường đóng một vai trò trong việc gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. 

Thừa cân có liên hệ chặt chẽ với sự xuất hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ

Trong thời kỳ mang thai, nhau thai tạo ra kích thích tố để duy trì thai kỳ của bạn. Những kích thích tố này làm cho các tế bào có khả năng kháng insulin tốt hơn.

Thông thường, tuyến tụy đáp ứng bằng cách sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này. Tuy nhiên, đôi khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin.

Khi điều này xảy ra sẽ dẫn đến lưỡng đường vẩn chuyển vào các tế bào giảm và lượng tích tụ trong máu tăng, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Có cảm giác cực kỳ khát, hay còn được gọi là chứng khát nhiều;
  • Đi tiểu nhiều, đôi khi đi thường xuyên mỗi giờ, còn gọi là chứng tiểu nhiều;
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân;
  • Cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi.

Bạn có thể có hoặc không có các triệu chứng khác, như:

  • Buồn nôn hoặc nôn mửa;
  • Nhiễm trùng âm đạo thường xuyên ở phụ nữ;
  • Nhiễm nấm men hoặc nấm candida;
  • Khô miệng;
  • Chậm lành vết loét hoặc vết cắt;
  • Ngứa da, đặc biệt là ở bẹn hoặc khu vực âm đạo.

Biến chứng tiểu đường có thể xảy ra bao gồm:

  • Bệnh tim mạch. 
  • Tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh). 
  • Tổn thương thận (bệnh thận).
  • Tổn thương mắt (bệnh võng mạc). 
  • Tổn thương chân. 
  • Các tình trạng da. 
  • Khiếm thính. Các vấn đề thính giác thường gặp hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường.
  • Bệnh Alzheimer. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. 

Phương pháp điều trị:

Lối sống:

  • Giảm cân làm tăng nhạy cảm của insulin, có lợi trên chuyển hoá mỡ và điều chỉnh huyết áp.
  • Chế độ dinh dưỡng calo thấp, ít mỡ. Chế độ ăn được khuyến khích áp dụng cho người già bị ĐTĐ là chế độ ăn giảm nhẹ calo: mỡ <30% calo, carbohydrate > 50% calo
  • Tập luyện thường xuyên trong thời gian dài có thể làm giảm tình trạng kháng insulin.

Sản phẩm hỗ trợ:

Các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu và bào chế nên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên uống Đường An. Các chuyên gia nhận định, sử dụng sớm Viên uống Đường An là cách hiệu quả để giảm thiểu tác hại của biến chứng tiểu đường. Sản phẩm 100% là thảo dược, tuyệt đối an toàn, lành tính và không gây ra tác dụng phụ.

Giới thiệu về nhà thuốc Vạn Sinh Đường

Nhà Thuốc Vạn Sinh Đường có địa chỉ tại: Số 69 Nguyễn Thái Học, TT Phùng, Đan Phượng, Hà Nội. Được biết đến với cái tên Đông Y gia truyền và đã có hơn 20 năm dày dạn kinh nghiệm. Với đội ngũ thầy thuốc chuyên sâu có nhiều năm hoạt động trong ngành là một nhân tố giúp Đông y Vạn Sinh Đường có được sự tin tưởng từ mọi người.

Nhà thuốc đã được nhận bằng khen, cúp vàng về sản phẩm thuốc chất lượng vào năm 2016.

Hi vọng với bài viết này các bạn đã hiểu hơn về sự nguy hiểm của căn bệnh tiểu đường và lựa chọn được phương phát điều trị bệnh tốt nhất.


Đông Y Vạn Sinh Đường là nhà thuốc gia truyền với hơn 20 năm trong nghành nghề. Đây là nhà thuốc có uy tín lớn trên thị trường Việt Nam.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn sản phẩm:

Hotline: 09.6789.1222

Website: Vansinhduong.net

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x