Lâu nay, nhiều người lầm tưởng bệnh đau nhức xương khớp chỉ là căn bệnh ở người trung niên, cao tuổi, những người lao động nặng. Thực tế, đau nhức xương khớp đang diễn ra phức tạp ở cả những người trẻ.
1. Thế nào là đau nhức xương khớp?
Đau nhức xương khớp là do xương khớp bị lão hóa theo thời gian, bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi 45 – 50 trở lên. Cơn đau không đơn thuần chỉ là do sự thay đổi của thời tiết, do ngồi, do làm việc sai tư thế… mà còn là dấu hiệu những căn bệnh về xương khớp nguy hiểm cần được phát hiện sớm để phòng tránh nguy cơ tàn phế.
Ngày nay, với sự phát triển của cuộc sống hiện đại, đau nhức xương khớp xuất hiện ở cả những người trẻ tuổi với số lượng ngày càng gia tăng. Nguyên nhân là thường xuyên ngồi sai tư thế, ít vận động, ngồi nhiều… đây là những thói quen hiện đại khiến tình trạng bệnh xương khớp càng diễn ra phổ biến. Các triệu chứng ban đầu của căn bệnh như: Đau vai gáy, đau ở gót chân, đau các khớp do bị thoái hóa, khi thời tiết thay đổi sẽ dẫn đến đau nhức.
2. Đau nhức xương khớp là dấu hiệu của nhiều bệnh
Khi có những dấu hiệu của xương khớp nói trên, bạn cần đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa nội cơ xương khớp để khám. Thông qua các xét nghiệm sinh hóa CRP, RF… huyết học và miễn dịch (Anti-CCP), chụp X-quang khớp… bác sĩ sẽ có cơ sở chẩn đoán chính xác và điều trị đúng, có lời khuyên hữu ích cho người bệnh. Một số bệnh bạn sẽ có nguy cơ nếu để tình trạng đau nhức xương khớp kéo dài và tình trạng trở nên trầm trọng như:
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là tình trạng mất cân dẫn đến tổn thương nơi sụn khớp gối và xương dưới sụn, sinh ra các phản ứng sưng, viêm, giảm dịch khớp gối. Khi khớp gối bị thoái hóa, các lớp sụn khớp bị hư hỏng, trục xương cong vào trong. Người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn khi sụn khớp bị hao mòn không thể che phủ toàn bộ đầu xương, khiến tình trạng cọ xát giữa xương đùi và xương chày xảy ra.
Tuy nhiên, chúng ta cần có sự phân biệt giữa đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp với những bệnh xương khớp khác. Sự khác nhau ở đây là dựa vào những cơn đau của bệnh. Cơn đau của bệnh thoái hóa khớp sẽ tăng lên mỗi khi người bệnh hoạt động, thời tiết thay đổi cũng làm tăng cơn đau. Đặc biệt, bệnh nhân sẽ có biểu hiện cứng khớp mỗi sáng sau khi thức dậy, nhưng sẽ trở lại bình thường sau vài phút vận động. Khi sụn và khớp thoái hóa sẽ làm hạn chế vận động, biến dạng các khớp, thậm chí có nguy cơ tàn phế.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp gây đau nhức nhiều khớp xương, kèm cứng các khớp đốt bàn tay vào mỗi buổi sáng, kéo dài trên 1 giờ. Đi lại, vận động, sinh hoạt rất khó khăn và hạn chế. Nếu không được điều trị sớm bệnh sẽ phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn, gây biến dạng khớp, làm mất khả năng lao động, gia tăng nguy cơ tàn phế.
Bệnh gút
Đây là căn bệnh về xương khớp phổ biến và thường gặp ở những người trẻ do cuộc sống hiện đại kéo theo những bữa tiệc bàn công việc, gặp gỡ bạn bè. Gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể gây nên khi cơ thể dư thừa quá nhiều chất đạm.
Cơn đau do bệnh gút gây ra sẽ khiến bệnh nhân không thể chịu đựng nổi, có thể kèm theo sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi. Cơn đau thường gặp ở khớp ngón chân, cổ chân, gối, và khớp bàn tay kèm theo sưng, nóng.
Khi chuyển sang giai đoạn mãn tính, các khớp có thể bị biến dạng vĩnh viễn, các khối u mọc lên ở quanh khớp, vành tai, dưới da, sưng trên bàn tay, bàn chân.
Loãng xương
Loãng xương được biết đến là căn bệnh đau trong xương, hậu quả là xương yếu dần, rất dễ bị gãy. Loãng xương còn giảm dần chiều cao của cơ thể kèm với cảm giác đau vùng thắt lưng hoặc lan sang một hay hai bên mạn sườn kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống, run cơ khi chuyển tư thế.
Lao xương khớp
Lao xương khớp phổ biến ở khớp háng, cột sống và khớp gối. Bệnh do vi trùng lao gây ra, khi các khớp xương càng lớn, chịu dựng sức nặng càng nhiều thì nguy cơ mắc lao càng cao, phổ biến là khớp háng, cột sống và khớp gối.
3. Phòng bệnh về đau nhức xương khớp
Để không tạo điều kiện cho các bệnh nguy hiểm về xương khớp phát triển, mỗi người dù già hay trẻ cũng nên có ý thức về việc phòng bệnh, bởi phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh.
Luyện tập thể dục, hoạt động chân tay liên tục giúp cơ bắp và xương khỏe mạnh hơn: Đi bơi, đạp xe đạp, đi bộ, dưỡng sinh…
Tập tư thế tốt nhất cho các khớp xương chính là đứng thẳng, tránh nằm lâu, leo cầu thang, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ gây ứ trệ tuần hoàn máu và cứng khớp. Ngồi làm việc phải giữ thẳng lưng, không ngồi xổm…
Bên cạnh đó, bạn hãy hạn chế luyện tập cường độ mạnh, tránh tăng cân nhiều với tốc độ nhanh và luôn biết tận dụng vitamin D trong nắng sớm. Và có thể sử dụng viên dưỡng khớp Joint Max – đây là sản phầm của dươc Tùng Lộc.